Chuẩn bị sinh

Cách thở lúc chuyển dạ và rặn sinh hiệu quả

people woman technology computer

Trong quá trình chuẩn bị và trải qua quá trình sinh con, việc thực hiện các kỹ thuật thở đúng cách có thể giúp phụ nữ mang thai giảm đau và cảm thấy thoải mái hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thở trước khi sinh và kỹ thuật thở khi rặn sinh để tạo ra trải nghiệm sinh học tốt nhất cho mẹ và bé.

Cách thở lúc chuyển dạ

Khi chuyển dạ, biết cách thở giúp thai phụ bình tĩnh với cơn gò, giảm đau và giữ sức để bước vào quá trình rặn sinh hiệu quả. Thở sâu và chậm giúp cung cấp nhiều oxy cho cơ thể và tạo ra sự thư giãn. Trong giai đoạn này, bạn có thể hít vào qua mũi và thở ra qua miệng một cách nhẹ nhàng.

  • Dưới 3 phân: Khi có cơn co tử cung, mẹ hãy bắt đầu bằng hơi thở sâu, rồi thở ngực chậm sâu (hít bằng mũi rồi thở ra bằng miệng, thở chậm rãi, đều đặn) và chấm dứt với một hơi thở sạch khi đã hết cơn co. Thở đúng là khi hít vào thì bụng phình lên, khi thở ra thì bụng xẹp xuống. Thở 6-9 nhịp cho một cơn co tử cung khoảng 50 giây.
  • Từ 3-6 phân: cơn co đã mạnh hơn, dài hơn và dày hơn, với tần suất khoảng 3 phút một cơn. Khi có cơn co tử cung, bắt đầu với một hơi thở sâu, tiếp đó là thở ngực nông. Khi cường độ cơn co càng lên cao thì càng thở nhanh hơn. Thở chậm lại khi cơn co giảm dần rồi thực hiện một hơi thở sạch khi cơn co chấm dứt.
  • Hơn 7 phân: cơn co tử cung mạnh, khoảng cách giữa hai cơn co ngắn. Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thở sạch, kế đó thở nhanh nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt với một hơi thở sạch.

Cách thở lúc rặn sinh

Giữ được nhịp thở để giữ sức và rặn đúng cách giúp thai phụ rặn sinh nhanh chóng. Bạn cần nắm các nguyên tắc sau:

  • Khi cảm nhận được cơn gò tử cung, mẹ cần hít sâu một hơi thật sâu rồi dồn hơi rặn mạnh để dồn hơi xuống vùng bụng dưới giúp đẩy bé ra. Lưu ý khi thai phụ cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi không còn cảm thấy đau nữa. Khi rặn thai phụ phải cố gắng dồn hơi xuống bụng và không nên phát ra âm thanh.
  • Rặn khi cơn co tử cung đang diễn ra mới mang lại hiệu quả cao. Sự kết hợp giữa lực của cơn gò tử cung, lực rặn của sản phụ và và lực đẩy của nhân viên y tế sẽ giúp bé ra đời tự nhiên một cách dễ dàng.
  • Giữa 2 cơn gò tử cung, mẹ nên thư giãn, hít vào thở ra đều đặn, nhịp nhàng để lấy sức chuẩn bị cho cơn gò kế tiếp.
  • Khi rặn, mẹ nên tựa cằm vào ngực, mắt nhìn xuống rốn. Hết hơi, mẹ nên rặn tiếp và hít một hơi thở sâu khác. Giữ hơi và tiếp tục rặn, đến khi hết cơn co tử cung.

Chúc các thai phụ có một thai kỳ mạnh khoẻ!

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *